Latest Post

Jesus tái hiện ‘cơn điên’ ghi bàn của Van Persie tại Arsenal Man City mệt mỏi và kiệt sức

Amorim giữ vai trò HLV trưởng MU. Ảnh: Sky Sports.

Lần đầu tiên trong lịch sử MU, người dẫn dắt đội nam không còn được gọi là “manager”. Sự thay đổi này đánh dấu một bước chuyển lớn của “Quỷ đỏ” sau khi tập đoàn Ineos tiếp quản mảng thể thao. Đây là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc sau sự ra đi của John Murtough, đồng thời Dan Ashworth làm Giám đốc Thể thao cùng Jason Wilcox giữ vai trò Giám đốc Kỹ thuật.

Trước đây, các HLV Manchester United luôn giữ chức danh “manager”, cho phép họ có quyền kiểm soát cao hơn trong các quyết định quan trọng, bao gồm cả phủ quyết các thương vụ chuyển nhượng. Ten Hag vẫn ít nhiều giữ đặc quyền này khi được gia hạn hợp đồng vào mùa hè vừa qua.

Với vai trò “head coach,” Amorim sẽ tập trung toàn bộ vào công tác huấn luyện, quản lý chiến thuật và phát triển cầu thủ. Điều này giúp ông có thể dành trọn vẹn thời gian và năng lực chuyên môn vào việc cải thiện lối chơi và hiệu suất thi đấu trên sân.

Trong khi đó, Ashworth và Wilcox đảm nhiệm các vấn đề chuyển nhượng, xây dựng đội hình và chiến lược phát triển dài hạn, giảm áp lực cho Amorim trong các công việc ngoài sân cỏ.

Thực tế, nhiều CLB lớn ở châu Âu như Bayern Munich và PSG đã quen với mô hình “head coach,” trong đó Giám đốc Thể thao và Giám đốc Kỹ thuật chuyên trách các nhiệm vụ quản lý và phát triển đội bóng.

Với cấu trúc này, MU hướng tới tính chuyên môn hóa cao hơn, tránh tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân như mô hình “manager” truyền thống. Sự phân công nhiệm vụ rõ ràng hứa hẹn sẽ tăng cường hiệu quả tổng thể khi mỗi bộ phận có đội ngũ chuyên trách đảm nhiệm.

Việc chuyển sang mô hình “head coach” cũng dần được áp dụng rộng rãi tại Premier League. Điều này phản ánh tính chuyên nghiệp và tăng hiệu quả vận hành của các đội bóng. Đây là xu thế chung của bóng đá hiện đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *