Latest Post

Salah ở lại Liverpool Giấc mộng đỏ tan vỡ trong cơn thịnh nộ của CĐV Manchester United

Niềm vui của đội bơi Trung Quốc khi lần đầu vô địch nội dung tiếp sức tự do 4×100 m nam Olympic.

Với thành tích 3 phút 27 giây 46, Pan Zhanle cùng Xu Jiayu, Qin Haiyang và Sun Jiajun chấm dứt sự thống trị của thể thao Mỹ ở nội dung tiếp sức tự do 4×100 mét nam Olympic.

Đội bơi Mỹ giành huy chương bạc với thành tích 3 phút 28 giây 01. Đội Pháp về đích ở vị trí thứ ba với thành tích 3 phút 28 giây 38.

Ngoại trừ lần tẩy chay không tham gia Thế vận hội mùa hè Moscow 1980, đội bơi Mỹ chưa bao giờ mất tấm huy chương vàng tiếp sức tự do 4×100 mét nam Olympic, kể từ khi nội dung này được đưa vào kỳ đại hội Rome 1960.

Thất bại này đặc biệt đau đớn với cả người Anh lẫn người Mỹ. “Hôm nay đội Trung Quốc chỉ khá hơn chúng tôi một chút”, VĐV Ryan Murphy nói với The Athletic sau thất bại. Anh cùng đội bơi Mỹ không thể bảo vệ thành công tấm HCV.

Tuy nhiên, nếu Murphy vẫn hào sảng khi cho rằng các đối thủ từ Trung Quốc xứng đáng được khen ngợi khi “sở hữu màn trình diễn tuyệt vời”, thì người đồng đội Nic Fink lại có quan điểm khác.

“Chúng tôi có những câu hỏi về hệ thống và liệu Cơ quan phòng chống doping có đang làm mọi thứ tốt nhất có thể hay không”, người giành HCB nội dung tiếp sức tự do nam 4×100 mét cho thể thao Mỹ nói.

boi Trung Quoc anh 1

Bơi Trung Quốc có một kỳ Olympic thành công.

Gây tranh cãi lớn nhất là Adam Peaty, huyền thoại của bơi lội Anh. Sau khi cùng đội bơi Vương quốc Anh thua cay đắng ở nội dung này, Peaty có phát biểu ám chỉ VĐV Trung Quốc gian lận.

“Một trong những câu yêu thích của tôi, đó là chiến thắng không có ý nghĩa gì nếu bạn không giành được nó một cách công bằng”, Peaty nói với Guardian. “Từ đáy lòng, nếu bạn thắng và biết bản thân đang gian lận, thì bạn không thực sự chiến thắng”.

Đội bơi Vương quốc Anh dù được đánh giá cao ở nội dung này, và kỳ vọng có huy chương, chỉ về đích thứ tư. Peaty thừa nhận thất bại này quá cay đắng với anh và “tính đến chuyện giải nghệ”.

Huyền thoại làng bơi nước Anh cũng ám chỉ đến Qin Haiyang và Sun Jiajun, hai trong số bốn vận động viên Trung Quốc giành huy chương vàng nội dung tiếp sức tự do nam 4×100 mét.

Qin Haiyang và Sun Jiajun, nằm trong số 11 vận động viên bơi lội được phép tham gia Thế vận hội, dù có kết quả xét nghiệm dương tính với một lượng nhỏ thuốc tăng cường hiệu suất bị cấm.

Đoàn thể thao Trung Quốc sau đó cho rằng các VĐV của họ có xét nghiệm dương tính bởi thực phẩm bị nhiễm bẩn. Tuy nhiên, Peaty không đồng ý với giải thích đó.

“Đối với tôi, nếu bạn đã bị ‘phát hiện’ hai lần, bạn nên rời khỏi môn thể thao này với tất cả sự tôn trọng”, anh nói. “Nhưng chúng tôi biết thể thao không đơn giản như vậy”.

boi Trung Quoc anh 2

Peaty gây tranh cãi khi cho rằng các VĐV Trung Quốc thắng nội dung tiếp sức tự do nam 4×100 m “là những kẻ gian lận”.

Peaty sau đó cũng cho rằng anh không “đánh đồng” tất cả VĐV bơi Trung Quốc, những người giành vinh quang khi không vướng phải rắc rối chất cấm trước giải. Tuy nhiên, VĐV người Anh thừa nhận sự mệt mỏi sau thất bại ở Olympic Paris và cho rằng mọi thứ phải công bằng.

Trong khi đó, Xu Jiayu, nhà vô địch Trung Quốc, khẳng định anh và các đồng đội luôn tuân thủ quy tắc phòng chống chất cấm. “Không có vấn đề gì đối với đội bơi Trung Quốc. Chúng tôi tuân thủ các quy tắc”, Xu nói sau khi làm nên lịch sử.

Peaty không phải người đầu tiên hoài nghi về phong độ xuất sắc đến khó tin của bơi lội Trung Quốc tại Olympic Paris 2024. Sau khi Pan Zhanle phá kỷ lục thế giới nội dung 100 mét tự do nam, chuyên gia người Australia Brett Hawke khiến dư luận dậy sóng khi có bình luận trên trang cá nhân

“Không thể thực hiện thành tích (Phan Zhanle phá kỷ lục) này với con người. Đây không phải thành tích có thể xuất hiện trong đời thực, với đối thủ này và giải đấu này”, Hawke viết.

Ở nội dung chung kết 100 mét tự do nam, Pan Zhanle bỏ xa người về thứ hai, Kyle Chalmers của Australia đến 1,08 giây. Tính theo tỷ lệ thời gian đua, Zhanle nhanh hơn đối thủ xếp sau đến 2,3%, mức chênh lệch lớn nhất ở nội dung 100 mét bơi tự do nam kể từ Olympic 1928.

Phát biểu của Hawke sau đó khiến dư luận và nhiều VĐV Trung Quốc nổi giận, họ cho rằng Pan Zhanle và các kình ngư xứ tỷ dân bị kiểm tra doping nhiều nhất trước và trong khi giải đấu khởi tranh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *